Giới thiệu về mối mọt
Mối
là loại côn trùng hại gỗ rất mạnh. Hiện ở Việt Nam đã có tới 90 loại
mối khác nhau, khi bị mối xâm nhập thì không chỉ có các loại gỗ, hàng
hoá bị huỷ hoại mà ngay cả kiến trúc nhà ở, công trình cũng bị xuống cấp
và có thể bị sụp lún.
Mối vua, mối chúa.
Mối chúa có trọng lượng lớn hơn 300 lần trọng lượng mối lao động, đảm
nhiệm chức năng sinh sản chính trong tổ. Nếu diệt mối mà không diệt được
“cỗ máy đẻ” này là chưa trừ tận “gốc”. Mối chúa và mối vua thường không
ra khỏi tổ, trừ trường hợp ngập úng, chúng có thể rời tổ chính đến tổ
phụ an toàn hơn song thường không ở ngay vị trí đang gây hại.
Mối cánh:
Trong tổ mối trưởng thành, bao giờ cũng có thành phần mối cánh. Mối
cánh là do mối non trải qua một số lần lột xác mà thành. Chúng cũng đi
kiếm ăn như mối lao động. Hàng năm vào cuối mùa xuân khi áp xuất không
khí thích hợp, nhất là vào trước các cơn mưa giông hoặc lúc hoàng hôn;
thời điểm này giảm bớt cac thiên địch như chim,cóc…, chúng bay ra khỏi
tổ và hướng tới những nơi có ánh sáng đèn. Sau 10 – 15 phút bay, thì
rụng cánh, một con đực tìm một con cái, cắn đuôi, con cái sẽ dẫn đi tìm
nơi cư trú, nếu thoát được các thiên địch và tìm được các vết nứt do lún
hoặc một điểm thích hợp chúng sẽ taọ ra một tổ mới.
Như vậy phải loại bỏ được những điểm mà mối cánh có thể chui xuống làm tổ thì mới có thể phòng được mối lâu dài.
Mối lính.
Mối lính có bộ phận đầu và hai hàm răng phát triển. Đầu có màu nâu
hồng, có hạch độc, mỗi khi chiến đấu tiết ra chất sữa mầu trắng có tính
axít. Chức năng của mối lính là canh phòng, báo động, trinh sát hộ vệ
mối lao động đi kiếm ăn.
Khi gặp những tiếng động bất thường như có
tiếng động mạnh, sự thay đổi cường độ ánh sáng, mùi lạ hoặc đường mui bị
phá vỡ mối lính xông ra nơi có sự cố đồng thời báo độngcho quần thể .
Mộtcon báo động, những con khác truyền tiếp, tạo ra những tiếng “rào
rào”, tai ta có thể nghe được. Đặc điểm này được lợi dụng để phát hiện
mối đang hoạt động.
Mối thợ:
Mối thợ hay còn gọi là mối lao động cũng từ mối non trải qua 5 đến 7
lần lột xác mà thành. Mối thợ có màu trắng sữa đồng đều từ đầu đến bụng.
Chúng là thành phần quan trọng trong tổ, chiếm tới trên 80% tổng số cá
thể, đảm nhiệm hầu hết các công việc của tổ như: kiếm thức ăn, xây dựng
tổ nuôi mối chúa, mối non, mối lính bằng thức ăn đã được chế biến qua
đường ruột . Mối thợ cũng tham gia chiến đấu, khi mối ở tổ khác xâm lấn
hoặc tổ bị tấn công. Do các đặc điểm trên, đặc biệt là đặc điểm giao lưu
từ trong tổ với bên ngoài nên thành phần này được lợi dụng để tiêu diệt
hệ thống tổ một cách giám tiếp như đầu độc hoặc gây bệnh lây nhiễm.
Ngoài ra trong tổ mối còn có các thành phần mối non và mối hậu bị để thay thế trong trường hợp mối vua hoặc mối chúa chết.
Tổ mối
Các loài mối khác nhau thì cấu tạo tổ có khác nhau. Về phương diện
chống mối, chúng ta cần quan tâm đến vị trí tổ, có thể chia làm hai
dạng:
- Tổ mối chỉ ở trong gỗ
Ở
nước ta, loài mối thường gặp là mối gỗ khô (cryptotermes domestices).
Tổ chỉ là các hang rỗng, chúng đục dích dắc trong gỗ, chúng ở đâu thường
đùn một phần phân ra ngoài, rơi xuống như đống cát nhỏ xíu. Căn cứ vào
đặc điểm này có thể phát hiện ra chúng. Tuy chúng ở trong gỗ nhưng cũng
đục vào sách vở quần áo để nơi kế cận tổ. Loài này mỗi tổ khoảng ba bốn
trăm con, chỉ cần phất hiện tổ và dùng sơ ranh tiêm thuốc đặc trị mối
trực tiếp vào tổ là diệt được.
- Tổ mối có liên quan đến đất và nguồn nước
Tất cả các loài mối khác khi kiến trúc tổ đều có nhu cầu đất hoặc nước ở
ngoài tổ. Phần lớn các loài có cấu trúc một hệ thống tổ gồm một tổ
chính và nhiều tổ phụ để dung nạp được số lượng cá thể lớn. Tổ chính có
mối vua và mối chúa.Có nhiều loài tổ ở sâu trong lòng đất từ 1-2m.
Hệ thống tổ của loài mối nhà (copt. Formosanus) vừa ở dưới đất nền và
trong cấu kiện phía trên; đôi khi nằm hoàn toàn phía trên, song vẫn có
đường nối với nguồn nước
Đối với đê đập, độ rỗng của tổ mối
có ảnh hưởng đến độ bền vững của công trình nên cần thiết phải phát hiện
tổ để xử lý. Kinh nghiệm lâu đời của nhân dân ta là vào cuối mùa xuân,
phất hiện thấy nấm vũ hoá là đào được tổ. Các đối tượng khác, độ rỗng
của tổ ít ảnh hưởng.
Thức ăn của mối:
Nguồn thức ăn của mối chủ yếu là các sản phẩm thực vật, trong đó thành
phần quan trọng nhất là chất xơ (cellulose). Vì vậy đối tượng bị mối gây
hại rất đa dạng.
- Thực vật sống: Nhiều loài mối lấy thức ăn từ cây
sống, đặc biệt là vào mùa khô hạn, cây sống còn cung cấp nước cho chúng,
nhất là các cây còn non như bạch đàn, chè sắn và các cây trồng khác.
-
Thực vật khô: Ruột của loài mối nhà tiêu hoá được chất xơ nên ngoài gỗ,
tre nứa tất cả các sản phẩm đựoc chế biến từ thực vật như giấy, vải…đều
bị chúng phá hoại. Trên đường đến nguồn thức ăn, mối có thể đục qua
nhiều loại vật liệu khác như xốp cách âm, cao su, đồng thời mang theo
đất và độ ẩm làm nhiều máy móc bị hư hỏng theo.
Các loại mối
khác nhau thường ăn chất xơ của gỗ ở trạng thái khác nhau. Mối nhà thích
ăn gỗ thông màu trắng, Trám trắng…còn tốt nguyên; một số loại mối đất
lại ăn những loại gỗ đã hơi bị mục. Với kỹ thuật nhử mối để tiêu diệt
cần quan sát và lựa chọn loại mồi thích hợp và tác động thêm các chất
dinh dưỡng như nước đường, nước cháo hoặc các chất dẫn dụ khác.
Những con đường mối xâm nhập vào công trình nhà cửa
Mối Xâm nhập vào công trình, nhà cửa bằng ba đường chính;
- Từ các công trình, nhà của kế cận có mối, gọi là đường tiếp xúc;
- Từ đất nền, dưới đất nền đã có tổ mối, khi xây dựng không xử lý;
-
Mối bay đàn, Hàng năm từ các tổ mối, mối cánh bay ra và xâm nhập vào
công trình. Nhiều công trình xây dựng kéo dài hai, ba năm. Khi san lấp
thu dọn để sót ván cốt pha trong tường, trong đất. Mối bay đàn chui
xuống, có sẵn nguồn thức ăn và gây tổ. Khi lát nền, trong nền công trình
đã có cả tổ mối nên chỉ 2-3 năm đã thấy mối xuất hiện nhiều.
Chú ý:
Cần đặc biệt lưu ý là loại mối nhà đục được vữa xây tường thông thường,
trừ bêtông mác cao (>80) vì vậy mối có thể lên được tất cả các tầng
cao.
Nhiều công trình, mối đã xuất hiện ở tất cả các tầng cao nhất:
như Viện bảo vệ sức khoẻ tre em, tám tầng; khách sạn Hà Nội mối xuất
hiện ở tầng thứ 11…; nhiều gia đình ở tầng 4, tầng 5 đã bị mối gây hại
sách vở, quần áo, chăn bông…
Mối thường lợi dụng các đường
ống cấp thoát nước đặt ở trong tường, đường dây điện ngầm, mạch phòng
lún…để lên các tầng cao. Chỉ khi gặp các chướng ngại vật chúng mới đục
tường.
Mối còn có khả năng bắc cầu bằng cách đắp các đường
ống, từ mặt đất nền đắp các trụ cao 10-15cm, từ vách ra 4-6 cm, từ trần
đắp nhũ xuống 60-80cm. Cách kê xếp hàng hoá nên chú ý đặc điểm này.
1. Mọt hại gỗ:
Thuộc
nhóm côn trùng bộ Cánh cứng (Coleoptera) đục phá gỗ khô hoặc gỗ tươi,
gây thiệt hại lớn cho lâm sản. Hai loài phổ biến hại gỗ khô, đục phá bàn
ghế, giường tủ, khuôn cửa,...thuộc họ Mọt phấn (Lyctidae).
a. Mọt Lyctus brunneus Steph.:
thường hại đồ gỗ làm bằng gỗ trám, gỗ vạng, gỗ dán. Sâu trưởng thành
dài 3 - 4mm, màu nâu, thân hẹp, không có lông; râu dài hình dùi đục, có
11 đốt; cánh cứng màu vàng, có 6 hàng chấm giữa mỗi cánh. Hàng năm chúng
bay xa vào khoảng tháng 3 đến tháng 8 và đẻ trứng trên vật gỗ khô.
Đường hang của sâu non không có hướng nhất định và chứa đầy bột gỗ mịn.
Chúng thường tập trung ăn gỗ dác. Gỗ bị mọt nhìn bên ngoài còn giữ một
lớp gỗ mỏng nhưng bên trong đã bị đục ruỗng. Đường mọt đục chứa đầy phân
mọt.
b. Mọt Lyctolyon sp.: thường phá hại đồ gỗ
làm bằng lim xẹt và gỗ tạp khác. Thân màu nâu sẫm, phủ lông trắng hình
dùi đục; mắt kép to hơi lồi. Cánh cứng, màu nâu đậm có 6 hàng lông. Ưa
đục vào gỗ dác, lấy bột gỗ làm thức ăn, ít đục vào lõi.
Có
3 loài mọt thường phá hại gỗ tươi: mọt Diapus và mọt Platypus cavus,
thuộc họ Mọt chân dẹt (Platypodidae), thường phá hại gỗ tươi thuộc các
loài cây trám, vạng, ràng ràng, sau sau,...; mọt Xyleborus sp. thuộc họ
Mọt Ipidae, thân dài 5mm, màu vàng nâu, đầu bị lưng ngực phát triển che
lấp, nhìn từ trên xuống không thấy đầu. Các hang mọt chứa đầy nấm mốc.
Sâu non, sâu trưởng thành, nhộng,...ở trong cùng 1 hang, cửa hang được
che bằng màng phân mọt, màu đen.
2. Mọt hại tre nứa.
Có 3 loài chính thường gặp:
a. Mọt tre dài <(Dinodercus minutus Fab.): sâu
trưởng thành dài 2,5 - 3,5mm, màu nâu đỏ; đầu giấu dưới ngực. Sâu non
màu trắng sữa, thân uốn cong. Nhộng trần, màu trắng sữa, mắt kép và râu
trước đen, cuối bụng có đôi kim bồi ở đuôi.
b. Mọt Nhật Bản (Dinodercus japonicus Lesn.): giống mọt tre dài, râu dài có 11 đốt, đốt bàn chân thứ nhất dài hơn đốt thứ hai.
c. Mọt 2 răng (Sinoxylon sp.): sâu trưởng thành dài 10 - 15mm, là loài mọt tre lớn; cuối cánh cứng có 2 gai nhọn.
Tập
quán hoạt động của các loài mọt hại tre nứa là thích sống nơi tối, sợ
ánh sáng mặt trời. Con cái đục tre nứa hay gặm vỏ, đẻ trứng. Sâu non nở
ra, đục vào trong thành đường dọc, đường ngang; hóa nhộng ngay trong
đường hang. Sâu trưởng thành rồi vũ hóa, gặm lỗ ở cuối đường hang bay
ra. Mọt tre dài phá hại mạnh vào mùa Xuân. Tre non, tre mọc ở đồng bằng
bị hại nặng hơn tre già, tre núi. Tre vận chuyển đường thủy ít bị hại
hơn vận chuyển đường bộ. Tre xếp đống ở nơi nắng gió ít bị hại hơn.
Cách
phòng trừ mọt hại tre nứa: Ngâm tre ở chỗ nước chảy để giảm bớt lượng
bột đường trong thân, không ngâm nước ao tù; có thể ngâm nước vôi nhưng
ảnh hưởng không tốt tới chất lượng tre, làm cho tre vàng và bị mềm; khử
mọt bằng phương pháp xông hơi với phodphorade hoặc phun tẩm các sản phẩm
tre nứa bằng các loại thuốc phòng trừ mối mọt.
Công ty cổ phần kinh tế đối ngoại Phương Đông
Trung Tâm Diệt Mối Phương Đông
VP giao dịch: 726 đường Láng, Đống Đa, Hà Nội
Tel: 0462757777-0462779779-0912686666
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét