Giới thiệu về ruồi muỗi và tác hại
Hầu
hết các cú muỗi đốt đều chỉ khiến bạn ngứa. Nhưng một số loài muỗi có
thể mang và truyền ký sinh trùng sốt rét. Hậu quả là, những con côn
trùng bé nhỏ này gây ra hơn 2 triệu ca tử vong mỗi năm
1. PHẦN ĐẦU:
· Hình cầu
· 2 mắt kép lớn chứa khoảng 300-500 mắt đơn
· Phân biệt giới tính con trưởng thành căn cứ vào râu (con đực rậm hơn)
· Các cơ quan nhạy cảm được nằm ở phần râu – giúp tìm ra các nơi đẻ trứng, mùi các vật để hút máu, vv..
· Phần miệng để hút- chích
2. PHẦN NGỰC: Có 3 cặp chân
3. PHẦN BỤNG: Chia làm 10 ngăn.
Bụng được làm căng lên khi chúng no máu
II. VÒNG ĐỜI CỦA MUỖI
TRỨNG
· Trứng có màu tối và sẽ trở nên màu đen khoảng 1-2 giờ sau khi nở.
· Trứng nổi trên mặt nước
· Trứng muỗi Culex được gắn với nhau thành một khối
· Trứng muỗi Anopheles và Aedes không gắn với nhau mà là tách rời
· Anopheles đẻ trứng trên mặt nước và nổi lên như những chiếc phao tàu
· Aedes đẻ trứng riêng rẽ nhau vào mép nước hoặc những nơi ẩm ướt. Trứng có hình xì gà không có phao
· Trứng Aedes có thể sống không cần nước một hoặc hơn một năm.
· Trong điều kiện bình thường, hầu hết trứng muỗi sẽ nở thành lăng quăng trong vòng 48 tiếng.
III. NHẬN DIỆN MUỖI
IV. ƯA THÍCH HÚT MÁU CÁC VẬT CHỦ
Loài
|
Vật chủ chính
|
Vật chủ khác
|
Aedes Aegypti
|
Con người
|
-
|
Aedes Albopictus
|
Con người
|
Bò, Chó, Lợn
|
Anopheles Maculatus
|
Gia súc
|
Con người
|
Anopheles Sundaicus
|
Con người
|
Gia súc
|
Culex Quinquefasciatus
|
Con người, Chim
|
Bò, Chó,Lợn, Gà
|
V. THÓI QUEN HÚT MÁU
· Diurnal – hút máu ban ngày (Aedes)
· Nocturnal – hút máu ban đêm (Anopheles / Culex)
Con cái thường bị các vật chủ thu hút bởi…
· Nhiệt độ
· Mùi mồ hôi
· Mùi cácbon
· Độ ẩm
· Màu da (thích màu tối)
VII. THÓI QUEN NGHỈ NGƠI
· Aedes Aegypti – Đậu lên quần áo, tấm phủ giường, màn, và các đồ vật khác bên trong nhà
· Culex Quinquefasciatus – Đậu trên tường,dưới mái, các vật treo bên trong nhà
· Anopheles – hầu như không sống bên trong nhà, thường là các khu bụi rậm
Là
loài động vật chân khớp kí sinh, thuộc lớp Côn trùng (Insecta), bộ Hai
cánh (Deptera). Ruồi chỉ có 2 cánh, trong khi phần lớn các loài côn
trùng khác có 4 cánh. Ở ruồi, 2 cánh sau được thay thế bằng 2 cơ quan
hình gậy nhỏ: đó là những bộ phận giữ thăng bằng. Chúng rung nhanh khi
ruồi bay và đảm bảo cho sự vững chắc của ruồi. Hơn nữa, những bộ phận
giữ thăng bằng còn giúp ruồi hạ cánh. Vòng đời của ruồi bao gồm: trứng -
ấu trùng (còn gọi là giòi) - nhộng - trưởng thành (có cánh). Với nhiệt
độ cao của mùa hè, loài ruồi có vòng đời từ 12 – 14 ngày. Có một số loài
ruồi đáng lưu ý:
Ruồi nhà: Động vật chân khớp, lớp Côn trùng, bộ Hai cánh, họ Ruồi nhà (Muscidae).
Loài ruồi nhà phổ biến trên thế giới là Musca vicina. Ruồi nhà truyền
bệnh truyền nhiễm cho người do mang mầm bệnh vào thức ăn của người. Đối
với vật nuôi, ruồi nhà gây bệnh giòi và cũng truyền một số bệnh giun
sán, đơn bào kí sinh.
Ruồi trâu:Côn trùng kí sinh chân khớp, bộ Hai cánh, họ Ruồi trâu (Tabanidae).
Ở Việt Nam đã phát hiện hơn 80 loài ruồi trâu, trong đó loài phổ biến
nhất kí sinh ở vật nuôi là Tabanus rubidus. Ruồi trâu đốt và hút máu gia
súc, làm cho gia súc mệt mỏi, gầy yếu, chỗ đốt thành vết thương nhỏ,
qua đó những vi sinh vật gây bệnh xâm nhập vào cơ thể. Ở Việt Nam đã xác
định ruồi trâu truyền bệnh nhiệt thán, bệnh tiên mao trùng (do
Trypanosoma evansi).
Ruồi vàng: Côn trùng kí sinh, bộ Hai cánh, họ Simulidae.
Ở các nước ôn đới, ruồi vàng xuất hiện thành từng đàn lớn vào mùa Xuân
và đầu mùa Hè. Người ta đã ghi lại nhiều trường hợp gia súc chết do ruồi
vàng hút máu và tiêm độc tố cho súc vật. Ở Việt Nam, ruồi vàng thấy nhiều ở vùng núi cao Tây Bắc. Ruồi vàng đốt súc vật và cũng đốt người.
Công ty cổ phần kinh tế đối ngoại Phương Đông
Trung Tâm Diệt Mối Phương Đông
VP giao dịch: 726 đường Láng, Đống Đa, Hà Nội
Tel: 0462757777-0462779779-0912686666
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét